Ô nhiễm nguồn nước là thực trạng đáng báo động tại Việt Nam.
Với sự ô nhiễm ngày càng tăng cao, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cũng tăng theo, nhưng quy trình xử lý của nhà máy nước vẫn thô sơ và chưa đáp ứng kịp thời chất lượng và số lượng thì điều tất yếu cũng phải đến.
Thông qua những số liệu sau sẽ cho chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn:
- 17,200,000 người (21,5% dân số) sử dụng nguồn nước chưa được kiểm nghiệm và xử lý. Đồng nghĩa với việc 17,2 triệu người có nguy cơ mắc bệnh do nguồn nước ô nhiễm.
- 3,840 m3 là lượng nước bình quân của 1 người sử dụng trong một năm. Con số này thấp hơn 4,000 m3, tiêu chuẩn do Hội Tài Nguyên Nước Quốc Tế (IWRA) quy định. Đây là nghịch lý đối với một Quốc gia có sông ngòi chằng chịt như Việt Nam.
- 30% dân số Việt Nam chưa nhận thức được vai trò của nước sạch và nguồn tài nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt.
- 40% bệnh do nguồn nước ô nhiễm xảy ra trên trẻ em.
- 9,000 người mắc bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm. Trung bình mỗi năm có 9 người tử vong do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.
- 200,000 người mắc bệnh ung thư do nguồn nước ô nhiễm gây ra.
Các bệnh thường gặp do nguồn nước bị ô nhiễm:
- Bệnh đường tiêu hóa: Thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A, bại liệt.
- Bệnh giun sán: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim.
- Bệnh do muỗi truyền: Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, nấm, đau mắt đỏ, đau mắt hột,...
Trong đó, tác nhân nguy hiểm nhất là Arsenic (Asen, hay thường gọi là thạch tín). Arsenic có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư gan,...
No comments:
Post a Comment