CÁC BƯỚC THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM NƯỚC MƯA - Hi-O Cafe

Tin mới

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thursday 31 August 2017

CÁC BƯỚC THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM NƯỚC MƯA

Việc thu gom nước mưa vốn là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, các phương pháp và mô hình thu gom vẫn chưa được chúng ta quan tâm một cách đúng đắn. 
Cùng với sự phát triển kinh tế, các mô hình nhà ở hiện đại và đẹp mắt ngày càng phổ biến từ nông thôn đến thành thị. Nhưng hầu hết các hộ gia đình vẫn chưa có sự đầu tư vào hệ thống thu gom nước mưa, dẫn đến thực trạng khung cảnh xung quanh ngôi nhà thường xuyên bị ngập ún, bám rong, ao tù dơ bẩn,...
Quá trình thu gom nước mưa có thể là một bồn chứa đơn giản hoặc một hệ thống thu gom, chống ngập và tái sử dụng vào các mục đích khác trong gia đình.
Thông thường khi thực hiện thu gom nước mưa. Chúng ta thường xem xét lượng nước mưa thu hồi và lưu trữ phải bằng hoặc lớn hơn nhu cầu sử dụng. Xem xét thể tích bể chứa phải đủ lớn để có thể sử dụng trong một thời gian dài khi không có mưa.
Các bước thiết kế một hệ thống thu gom nước mưa cho gia đình bao gồm:
1. Xác định việc thu giữ nước mưa nhằm sử dụng cho các mục đích gì?
Bạn cần xác định nước mưa sử dụng cho tưới tiêu hay cho tất cả các mục đích khác trong gia đình. Để từ đó có thể ước lượng nhu cầu, khả năng cung cấp và thể tích bể chứa cần thiết.
2. Xác định lượng nước sẽ được chứa:
Theo lý thuyết, chúng ta có thể thu được 9,3 (Lít) nước mưa trên 1 mét vuông bề mặt thu thập với lượng mưa 30 (mm).
Tuy nhiên, cần tính đến quá trình hao hụt do bay hơi, đổ tràn,...mà hiệu suất thu hồi nước mưa chỉ còn khoảng 75 - 90%.
3. Xác định bề mặt thu gom:
Bề mặt thu gom là bề mặt mái nhà. Đương nhiên chỉ tính bề mặt có lắp đặt các máng xối để thu gom.
4. Xác định lưu lượng mưa:
Việc xác định này nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng đủ trong khoảng thời gian không có mưa.
Quá trình xác định phân bố mưa của các tháng trong năm sẽ giúp chúng ta xác định chính xác thể tích các bể chứa.
5. Ước tính nhu cầu sử dụng nước bên trong nhà:
Ước tính nhu cầu sử dụng nước của các hoạt động trong gia đình như: nấu ăn, uống, giặt đồ, tắm,...
6. Ước tính nhu cầu sử dụng nước bên ngoài nhà:
Ước tính các nhu cầu cho tưới tiêu và sử dụng nhằm các mục đích khác.
Sau khi xác định được nhu cầu và thể tích lưu trữ, chúng ta có thể thực hiện các công đoạn thiết kế và lắp đặt sao cho phù hợp với từng căn nhà.
Một căn nhà hiện đại với các hệ thống quản lý và phân phối nước mưa tốt sẽ giúp ngôi nhà bạn trông sạch đẹp hơn.
(Nguồn: www.thebalance.com)

No comments:

Post a Comment

Post Top Ad

Responsive Ads Here