"RISE AND FALL" là dự án do Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Ultrecht (Hà Lan) phối hợp thực hiện.
Dự án cho thấy khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đang bị sụt lún với tốc độ rất nhanh. Cụ thể: tại khu vực nông thôn có mức độ sụt lún từ 10 - 20 mm/năm và ở khu vực thành thị cùng các khu công nghiệp có mức độ sụt lún lên đến 25 mm/năm.
Nguyên nhân chính của quá trình sụt lún được xác định do tốc độ khai thác nước dưới đất đang diễn ra ngày càng nhanh.
Theo đánh giá của dự án, mức độ sụt lún này cao hơn đáng kể so với mực nước biển tăng (3 - 4 mm/năm). Vì vậy, hậu quả của sụt lún còn đáng quan ngại hơn rất nhiều so với các dự báo về rủi ro do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra.
Tại Sóc Trăng, thực trạng người dân khai thác nước dưới dất cho các mục đích nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, hầu hết các nhà máy nước đều khai thác nước ngầm,... đã làm cho các tầng nước dưới đất ở Sóc Trăng hạ thấp từ 0,3 - 0,8 m/năm và hạ thấp liên tục qua các năm.
Theo ông Kỷ Quang Vinh, ở Nhật đã không cho phép khai thác nước ngầm từ năm 1985, nhưng phải phải sau 15 năm thì mực nước ngầm mới không giảm tiếp. Từ sau năm 2000 đến nay, mực nước ngầm mới bắt đầu dâng lên. Vì thế, Ông khuyến cáo Việt Nam nên ngưng ngay việc cấp phép khai thác nước ngầm từ bây giờ, vì nếu tiếp tục cho phép khai thác kéo dài thì quá trình phục hồi nước dưới đất sẽ kéo dài thêm vài chục năm nữa.
(Nguồn: tuoitre.vn)
No comments:
Post a Comment