Hiện nay, thị trường máy lọc nước RO tại Việt Nam có rất nhiều thương hiệu khác nhau. Trong đó, mỗi thương hiệu sẽ có nhiều loại sản phẩm khác nhau. Mỗi sản phẩm lại có giá cả rất khác nhau.
Đa phần khách hàng vẫn chưa thể an tâm về lựa chọn sản phẩm phù hợp cho gia đình, công ty, cơ quan,... Chắc hẳn các bạn luôn muốn mua được các sản phẩm phù hợp nhất cho chính mình.
VẬY BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ MÁY LỌC NƯỚC RO?
1. Một máy lọc nước tinh khiết RO bao gồm những thành phần nào?
Các bạn có thể tìm hiểu câu hỏi này tại link sau:
Khi hiểu được các thành phần của máy lọc nước RO, các bạn có thể tự kiểm tra sản phẩm, biết được thành phần nào quan trọng (thật sự cần thiết), thành phần nào cần phải thay thế định kỳ, thành phần nào có thể gây hại cho bạn,...
2. Các bạn biết có bao nhiêu thương hiệu màng lọc RO trên thị trường Việt Nam?
Hãy yêu cầu nhân viên bán hàng cho các bạn xem màng lọc RO và bạn sẽ thấy:
- Màng Filmtec RO của hãng DOW - USA
Ảnh nhận biết màng lọc RO chính hãng của DOW-USA
Loại màng Filmtec RO của DOW - USA được sử dụng rất thông dụng đối với hầu hết các sản phẩm máy lọc nước thuộc các thương hiệu: Đại Thành, Kangaroo, Karofi, Ohido, Pasteur, GreenTech, ...
- Màng RO Vortex của KANGAROO - KOREA
Loại màng này sử dụng cho các dòng sản phẩm cao cấp của KANGAROO
- Màng RO TORAY - JENPEC của JAPAN
Loại màng này sử dụng riêng cho máy lọc nước JENPEC
- Màng lọc RO SIDE - STREAM của USA
Loại màng này sử dụng riêng cho dòng sản phẩm mang thương hiệu AOSMITH
Như vậy, có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm máy lọc nước được lắp ráp tại Việt Nam hầu hết sử dụng màng Filmtec DOW của Mỹ. Chỉ có các thương hiệu cao cấp mới đầu tư công nghệ màng RO chuyên biệt. Tuy nhiên, hầu hết các loại màng lọc RO đều có kích thước chuẩn giống nhau. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể thay thế loại này với loại khác.
Các loại màng RO đều có chung cơ chế lọc (thẩm thấu ngược) và chỉ khác nhau về cách bố trí dòng chảy.
Có một điều cần lưu ý rằng, các dòng sản phẩm mang thương hiệu cao cấp đa phần được nhập khẩu từ nước ngoài nên có giá cao hơn. Hình dạng và cấu trúc các lõi lọc phụ cũng riêng biệt nên rất khó thay thế.
3. Bạn có biết cùng một thương hiệu nhưng sẽ có nhiều loại màng RO khác nhau?
Khi nhìn vào màng RO Filmtec DOW bạn sẽ thấy các loại mã như: TW30-1812-50 hoặc TW30-1812-100 hay BW60-1812-75. Các con số 50, 100 hay 75 cuối cùng thể hiện lưu lượng lọc của màng RO. Đơn vị lưu lượng sử dụng trong các mã này là GPD (Gallon per day).
Như vậy, với mã có số 50 sẽ tương ứng với công suất lọc 10 Lít/giờ; mã có số 75 sẽ tương ứng với công suất lọc 15 Lít/giờ và mã số 100 tương ứng với 20 Lít/giờ (các con số chuyển đổi chỉ mang tính chất tương đối)
Hiểu được vấn đề này sẽ giúp các bạn lựa chọn các màng RO thay thế phù hợp.
4. Bạn có biết các thương hiệu máy lọc nước khác nhau có thành phần gần giống như nhau?
5. Bạn có biết tầm quan trọng của màng lọc RO?
Màng lọc RO là trung tâm tạo ra nước tinh khiết uống được theo QCVN 6-1:2010 của Bộ Y Tế.
Nếu máy lọc nước tại nhà của chúng ta chỉ có 1 màng lọc RO duy nhất thì nước qua cột lọc RO vẫn uống được. Như vậy, chỉ cần 1 màng lọc RO vẫn có thể đảm nhiệm lọc 99% tạp chất trong nước. Nhưng màng RO sẽ bị ngẹt nhanh chóng, do trong nước thủy cục vẫn có nhiều tạp chất.
Khi nhìn vào màng RO Filmtec DOW bạn sẽ thấy các loại mã như: TW30-1812-50 hoặc TW30-1812-100 hay BW60-1812-75. Các con số 50, 100 hay 75 cuối cùng thể hiện lưu lượng lọc của màng RO. Đơn vị lưu lượng sử dụng trong các mã này là GPD (Gallon per day).
Như vậy, với mã có số 50 sẽ tương ứng với công suất lọc 10 Lít/giờ; mã có số 75 sẽ tương ứng với công suất lọc 15 Lít/giờ và mã số 100 tương ứng với 20 Lít/giờ (các con số chuyển đổi chỉ mang tính chất tương đối)
Hiểu được vấn đề này sẽ giúp các bạn lựa chọn các màng RO thay thế phù hợp.
4. Bạn có biết các thương hiệu máy lọc nước khác nhau có thành phần gần giống như nhau?
5. Bạn có biết tầm quan trọng của màng lọc RO?
Màng lọc RO là trung tâm tạo ra nước tinh khiết uống được theo QCVN 6-1:2010 của Bộ Y Tế.
Nếu máy lọc nước tại nhà của chúng ta chỉ có 1 màng lọc RO duy nhất thì nước qua cột lọc RO vẫn uống được. Như vậy, chỉ cần 1 màng lọc RO vẫn có thể đảm nhiệm lọc 99% tạp chất trong nước. Nhưng màng RO sẽ bị ngẹt nhanh chóng, do trong nước thủy cục vẫn có nhiều tạp chất.
Để bảo vệ màng RO, các nhà sản xuất phải bổ sung các cột lọc thô phía trước màng lọc RO. Chúng có tác dụng loại bỏ hoàn toàn các tạp chất lơ lửng, kim loại, hợp chất hữu cơ,... có thể gây ngẹt màng lọc RO. Bộ 3 cột lọc này giúp tăng tuổi thọ của màng RO.
Đối với những nguồn nước thủy cục có chất lượng thấp (nhiều phèn và vôi) thì bộ 3 cột lọc này phải thay định kỳ 3 tháng/lần. Nếu không thì khả năng bảo vệ màng RO xem như vô nghĩa. Vì vậy, để tăng cường khả năng bảo vệ màng RO và kéo dài thời gian thay thế các cột lọc thô, chúng ta phải lắp thêm cột composite để lọc nước đầu nguồn.
Còn các cột lọc phía sau màng RO như: T33, cột khoáng, cột oxy, cột hồng ngoại,... đều có nhiệm vụ giúp nước sau màng lọc RO ngon hơn, bổ sung các vi lượng đã bị màng RO lọc trước đó.
6. Cơ chế hoạt động của màng lọc RO?
Do màng RO có cấu tạo với các lỗ lọc vô cùng nhỏ (0,0001 micromet), nên cần có bơm áp lực để đẩy dòng nước đi qua màng RO. Nếu muốn lọc toàn bộ nước vào thành nước tinh khiết uống được thì cần đầu tư bơm có áp lực cao và khả năng chịu tải lớn. Đồng thời, hệ thống lọc phải có dây dẫn, đầu nối có khả năng chịu áp lực cao. Việc này sẽ gây tốn kém và nguy hiểm cho người sử dụng.
Để tránh tình trạng áp lực cao cho hệ thống, thì hệ thống RO phải chấp nhận bỏ một phần nước không qua màng lọc RO. Bình thường một màng RO tốt sẽ thu được 6 phần nước tinh khiết và 4 phần nước thải.
Nước thải của hệ thống lọc RO đã qua các cột lọc trước màng RO nên chất lượng còn cao hơn nước đầu nguồn. Chúng ta có thể tái sử dụng hoặc hoàn lưu về hệ thống bể chứa để thực hiện chu trình lọc tuần hoàn.
7. Màng lọc RO sử dụng lâu ngày có làm chất lượng nước giảm hay không?
Như chúng ta biết, màng RO có kích thước lỗ lọc rất nhỏ. Nên vấn đề thường gặp ở màng RO sử dụng lâu ngày chính là các lỗ lọc màng RO bị nghẹt. Lúc này lượng nước lọc sẽ ít lại và lượng nước thải sẽ tăng lên.
Như vậy, có thể chắc chắn rằng màng RO sử dụng lâu ngày sẽ không làm giảm chất lượng nước. Nhưng chúng ta sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, nước thải và thời gian để lọc nước uống tinh khiết hơn ban đầu. Màng RO có tuổi thọ tầm 3 - 5 năm là nên thay thế. Xác định thời gian thay thế dựa vào tỉ lệ nước lọc và nước thải. Khi tỉ lệ nước lọc : nước thải là 4:6 hay 3:7 thì chúng ta nên thay thế màng RO.
8. Máy lọc RO có tốn nhiều điện năng hay không?
Bơm sử dụng trong các máy lọc RO thường có công suất khoảng 7W/h
1 ngày (24h) tiêu thụ = 7x24 = 168W
1 tháng (30 ngày) tiêu thụ = 168 x 30 = 5.040W = 5,04kW
Tiền điện phải trả = 5,04 x 3.000 = 15.120 VNĐ
Như vậy, mỗi tháng chúng ta sẽ tốn tối đa là 15.000 VNĐ tiền điện cho máy lọc nước RO.
Như thực tế sẽ thấp hơn vì máy lọc RO không sử dụng bơm 24/24. Bơm sẽ tự động ngắt khi nước lọc trong bình áp đầy.
9. Máy lọc RO có tốn nước hay không?
Máy lọc RO mỗi giờ sẽ lọc được 10 Lít nước
Mỗi ngày sẽ lọc được 240 Lít nước
Mỗi tháng sẽ lọc được 7.200 Lít nước (tương đương với 7,2 khối nước và 360 thùng nước 20L)
Do máy lọc RO phải bỏ 4 phần nước thải (tính như 5 phần)
Vậy mỗi tháng tiêu tốn lượng nước là 14,4 khối nước
Mỗi khối nước tốn khoảng 6.000 VNĐ
Chi phí tiêu tốn nước hàng tháng là 86.400 VNĐ
Nhưng nếu mỗi tháng mua 360 thùng nước 20L thì bạn sẽ tốn = 360 x 8.000 = 2.880.000 VNĐ
Thực tế thì mỗi tháng mỗi máy lọc RO gia đình thường không sử dụng quá 1 khối nước (1000 Lít)
10. Van xả tay trong máy RO dùng để làm gì?
Hiện nay, máy RO thường có gắn thêm van xả tay ngay tại đầu xả nước thải. Van xả tay có chức năng giúp rửa màng RO.
Thông thường, vay xả tay luôn khóa. Khi máy RO hoạt động, bơm sẽ đưa nước vào màng lọc RO. Tại vị trí đầu ra của vỏ cột RO, ta thấy có 2 đầu ra. 01 đầu dẫn nước tinh khiết sau khi lọc qua màng RO. 01 đầu dẫn nước thải dư ra ngoài.
Nếu trên đường ống dẫn nước thải đi ra ngoài không có van xả cao áp (Flow 400 hoặc Flow 300) thì nước được bơm vào bấy nhiêu sẽ được thải ra bấy nhiêu. Lúc này, lượng nước đi qua màng lọc RO hầu như không có vì không có áp lực đủ lớn.
Như vậy, van xả cao áp gắn ở đầu xả nước thải đóng vai trò kiềm hãm dòng nước đầu ra nhằm tạo áp suất đủ lớn để đẩy nước đi qua màng lọc RO.
Còn van tay gắn ở vị trí nối 2 đầu van xả cao áp với mục đích giúp chúng ta rửa màng lọc RO định kỳ tại nhà. Khi bạn mở van xả tay, thì nước được bơm vào màng RO hầu như không được lọc mà theo đầu xả nước thải đi vòng qua van xả tay ra ngoài. Quá trình này giúp tăng cường áp lực dòng nước để lôi cuốn các chất cặn bẩn bám trên bề mặt màng RO.
11. Còn tiếp...
Đối với những nguồn nước thủy cục có chất lượng thấp (nhiều phèn và vôi) thì bộ 3 cột lọc này phải thay định kỳ 3 tháng/lần. Nếu không thì khả năng bảo vệ màng RO xem như vô nghĩa. Vì vậy, để tăng cường khả năng bảo vệ màng RO và kéo dài thời gian thay thế các cột lọc thô, chúng ta phải lắp thêm cột composite để lọc nước đầu nguồn.
Còn các cột lọc phía sau màng RO như: T33, cột khoáng, cột oxy, cột hồng ngoại,... đều có nhiệm vụ giúp nước sau màng lọc RO ngon hơn, bổ sung các vi lượng đã bị màng RO lọc trước đó.
6. Cơ chế hoạt động của màng lọc RO?
Do màng RO có cấu tạo với các lỗ lọc vô cùng nhỏ (0,0001 micromet), nên cần có bơm áp lực để đẩy dòng nước đi qua màng RO. Nếu muốn lọc toàn bộ nước vào thành nước tinh khiết uống được thì cần đầu tư bơm có áp lực cao và khả năng chịu tải lớn. Đồng thời, hệ thống lọc phải có dây dẫn, đầu nối có khả năng chịu áp lực cao. Việc này sẽ gây tốn kém và nguy hiểm cho người sử dụng.
Để tránh tình trạng áp lực cao cho hệ thống, thì hệ thống RO phải chấp nhận bỏ một phần nước không qua màng lọc RO. Bình thường một màng RO tốt sẽ thu được 6 phần nước tinh khiết và 4 phần nước thải.
Nước thải của hệ thống lọc RO đã qua các cột lọc trước màng RO nên chất lượng còn cao hơn nước đầu nguồn. Chúng ta có thể tái sử dụng hoặc hoàn lưu về hệ thống bể chứa để thực hiện chu trình lọc tuần hoàn.
7. Màng lọc RO sử dụng lâu ngày có làm chất lượng nước giảm hay không?
Như chúng ta biết, màng RO có kích thước lỗ lọc rất nhỏ. Nên vấn đề thường gặp ở màng RO sử dụng lâu ngày chính là các lỗ lọc màng RO bị nghẹt. Lúc này lượng nước lọc sẽ ít lại và lượng nước thải sẽ tăng lên.
Như vậy, có thể chắc chắn rằng màng RO sử dụng lâu ngày sẽ không làm giảm chất lượng nước. Nhưng chúng ta sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, nước thải và thời gian để lọc nước uống tinh khiết hơn ban đầu. Màng RO có tuổi thọ tầm 3 - 5 năm là nên thay thế. Xác định thời gian thay thế dựa vào tỉ lệ nước lọc và nước thải. Khi tỉ lệ nước lọc : nước thải là 4:6 hay 3:7 thì chúng ta nên thay thế màng RO.
8. Máy lọc RO có tốn nhiều điện năng hay không?
Bơm sử dụng trong các máy lọc RO thường có công suất khoảng 7W/h
1 ngày (24h) tiêu thụ = 7x24 = 168W
1 tháng (30 ngày) tiêu thụ = 168 x 30 = 5.040W = 5,04kW
Tiền điện phải trả = 5,04 x 3.000 = 15.120 VNĐ
Như vậy, mỗi tháng chúng ta sẽ tốn tối đa là 15.000 VNĐ tiền điện cho máy lọc nước RO.
Như thực tế sẽ thấp hơn vì máy lọc RO không sử dụng bơm 24/24. Bơm sẽ tự động ngắt khi nước lọc trong bình áp đầy.
9. Máy lọc RO có tốn nước hay không?
Máy lọc RO mỗi giờ sẽ lọc được 10 Lít nước
Mỗi ngày sẽ lọc được 240 Lít nước
Mỗi tháng sẽ lọc được 7.200 Lít nước (tương đương với 7,2 khối nước và 360 thùng nước 20L)
Do máy lọc RO phải bỏ 4 phần nước thải (tính như 5 phần)
Vậy mỗi tháng tiêu tốn lượng nước là 14,4 khối nước
Mỗi khối nước tốn khoảng 6.000 VNĐ
Chi phí tiêu tốn nước hàng tháng là 86.400 VNĐ
Nhưng nếu mỗi tháng mua 360 thùng nước 20L thì bạn sẽ tốn = 360 x 8.000 = 2.880.000 VNĐ
Thực tế thì mỗi tháng mỗi máy lọc RO gia đình thường không sử dụng quá 1 khối nước (1000 Lít)
10. Van xả tay trong máy RO dùng để làm gì?
Hiện nay, máy RO thường có gắn thêm van xả tay ngay tại đầu xả nước thải. Van xả tay có chức năng giúp rửa màng RO.
Thông thường, vay xả tay luôn khóa. Khi máy RO hoạt động, bơm sẽ đưa nước vào màng lọc RO. Tại vị trí đầu ra của vỏ cột RO, ta thấy có 2 đầu ra. 01 đầu dẫn nước tinh khiết sau khi lọc qua màng RO. 01 đầu dẫn nước thải dư ra ngoài.
Nếu trên đường ống dẫn nước thải đi ra ngoài không có van xả cao áp (Flow 400 hoặc Flow 300) thì nước được bơm vào bấy nhiêu sẽ được thải ra bấy nhiêu. Lúc này, lượng nước đi qua màng lọc RO hầu như không có vì không có áp lực đủ lớn.
Như vậy, van xả cao áp gắn ở đầu xả nước thải đóng vai trò kiềm hãm dòng nước đầu ra nhằm tạo áp suất đủ lớn để đẩy nước đi qua màng lọc RO.
Còn van tay gắn ở vị trí nối 2 đầu van xả cao áp với mục đích giúp chúng ta rửa màng lọc RO định kỳ tại nhà. Khi bạn mở van xả tay, thì nước được bơm vào màng RO hầu như không được lọc mà theo đầu xả nước thải đi vòng qua van xả tay ra ngoài. Quá trình này giúp tăng cường áp lực dòng nước để lôi cuốn các chất cặn bẩn bám trên bề mặt màng RO.
11. Còn tiếp...
No comments:
Post a Comment